Thật là khó mà xác định được chính xác tuyệt đối câu trả lời,vì ngôn ngữ thì ko có quy tắc chung nào cả,hơn nữa cái gì cũng có ngoại lệ (toán học, lý học, hoá học...etc) cho nên văn học cũng ko là ngoại lệ.Vả lại câu đố còn bị thiếu 1 cái vô cùng quan trong trong ngôn ngữ học đó là ngữ cảnh (situation),mỗi từ khác nhau trong 1 số ngữ cảnh nhất định, nhất là văn nói,mình ở VN học tiếng Anh cũng vậy, thầy luôn nhấn mạnh chuyện sử dụng từ tương ứng ngữ cảnh, chứ nếu mà đem xét cô lập thế này thì hơi khó.Tuy nhiên theo suy luận thì MSR xin trả lời theo suy nghĩ của mình như sau:
A.
Dùng "con" khi: 1.Là động vật (riêng rẽ) (con người, con cá, con chim...)nhưng khi ko riêng rẽ mà ở số nhiều thì có thể dùng: bầy chim, bầy cá, thậm chí là bầy người..
2.Là con gái (đối với người):Con Hoa, Con Lan...
3.Những thứ dài dài
![[lol]](/Images/Emoticons/msp_lol.gif)
:con sông, con thuyền,con dao...
4.Là 1 ngôi trong xưng hô và mối quan hệ huyết thống:ví dụ xưng hô với ba mẹ, cô chú, người lớn tuổi hơn (con chào ông!; " con xin ơn trên cho con lấy được người con yêu suốt đời" kaka)
5.Ngoại lệ: con lăn, con ốc (đinh vít,ko phải ốc luộc ăn à nha^^), con trỏ, con thoi, con quay, con suốt,...
Dùng " cái" khi: 1.Thường chỉ tên đồ vật riêng rẽ(single things)(trên 90%): cái kim, cái ca,cái đĩa, cái máy tính...
2.có thể dùng thay cho từ "chiếc" (trong trường hợp chỉ 1 vật đơn-single thing): chiếc hôn -cái hôn, chiếc hài- cái hài,chiếc thuyền-cái thuyền..
B.Lý do cũng khó mà diễn tả, mình nghĩ từ cái trong "Cái Lan" trong xưng hô miền Bắc là do khẩu ngữ tiếng địa phương) , từ "cái" thêm vào như 1
từ đệm (giống a/an/the trong English),nhiều khi trừu tượng, vô hình,unidentified, ví dụ: "Biết nhau
cái thuở ban đầu, "
cái khó là chúng ta ko biết đường", rõ ràng 2 câu trên từ "cái" chỉ là từ đệm, ko xác định được "cái" là cái gì,ko sờ, nắn..được..ko như cái kim, cái búa..như phân tích ở trên!
C.Bông với hoa nếu mà chỉ cơ quan sinh sản của thực vật bậc cao (xét về mặt sinh học ) là như nhau,mình học về sinh học nên mình sure cái này.Còn khoản khác thì mình nghĩ:
Hoa:
1.Dùng 1 số từ đặc biệt( thường dùng trong phép tu từ ẩn dụ chỉ con người-thường là con gái):Hoa hậu (ko ai gọi bông hậu),Hoa khôi,..
2.Tên Riêng: Người tên Bông , kẻ tên Hoa, ai cấm kakaka, ngoài ra:Bánh bông lan chẳng hạn, nếu mà người đầu tiên tạo ra cái bánh này mà ngta gọi là bánh hoa lan thì chắc chắn bây giờ tên của nó là BÁNH HOA LAN haha, ngày xưa đi học lớp 3 ,sách Tiếng việt có câu chuyện Đặt tên cây Thì là đó, ông trời mới ngẫm nghĩ đặt tên cho 1 loài cây, đang suy nghĩ lẩm bẩm "tên con thì là..thì là..thế là cái cây nó tưởng tên nó là "Thì là"
![[lol]](/Images/Emoticons/msp_lol.gif)
cho nên tên riêng thì ko có gì để bàn!!
3.Thường Dùng trong các tính từ ghép :xa hoa, gấm hoa, trăng hoa, ba hoa,hoa mĩ...etc
Bông:
1.Dùng chung : hoa lan- bông lan ,hay dùng lắm chứ sao ít được,thậm chí người ta còn gọi hoa lan nhiều hơn cả bông đó chứ (ví dụ của HL này hơi bị sao sao ấy nha)
2.Một số từ riêng (ít gặp) lông bông,..vv
3.1 loại Chất liệu (material):vải bông, bông gòn..
4.Tính từ chỉ độ xốp: xốp như bông (ko ai nói xốp như hoa)..
Mấy cái này mà đưa ra phân tích thì chuyên gia phân tích cũng cả ngày ko ra đó, vì tiếng Việt vô cùng phong phú và phức tạp,trên đây chỉ là cách giải thích chủ quan, hay gặp trong đời sống, dĩ nhiên ko theo khuôn khổ nào và nhiều vô vàn ngoại lệ và còn liên quan đến văn hoá nữa, 1 người nước ngoài học Tiếng việt có học cả đời cũng ko như ng Việt Nam dc và ngược lại,chút suy nghĩ của mình!